Có nhiều nguyên nhân khiến bạn cảm thấy việc nghe tiếng Anh rất khó khăn. Sau đây là 11 nguyên nhân phổ biến và một số biên pháp khắc phục.
1. Bạn cố gắng nghe tất cả các từ
Sở dĩ bạn có thể nói chuyện với bạn bè trong một không gian ồn ào là do bạn có khả năng hiểu được ý người nói dù cho bạn không thể nghe được tất cả các từ. Vậy tại sao bạn lại không cố gắng sử dụng khả năng này trong tiến Anh? Bạn hãy tìm xem nhưng từ nào lá quan trọng nhất cần phải nghe và cố gắng nghe các từ đó. Điều này không quá khó vì những từ này thường được đọc lớn hơn và lâu hơn các từ còn lại.
2. Bạn không theo kịp bài nghe vì mãi tìm nghĩa của một từ bạn vừa nghe được
Đây là một vấn đề mà hầu hết những ai học tiếng Anh đều đã từng trải qua ít nhất một lần. Điều này thường xảy ra khi bạn nghe được một từ khá quen thuộc nhưng bạn lại không nhớ rõ. Trong khi bạn cố nhớ ra nghĩa của từ đó thì bạn đã mất đi một đoạn khá dài trong bài nghe rồi. Để tránh rơi vào tình trạng này bạn cần chú ý đến phần ôn lại từ vựng của giáo viên trước mỗi bài nghe đồng thời luyện kĩ năng đoán từ trong ngữ cảnh.
3. Bạn không biết nghĩa của các từ khóa (key words)
Việc tập trung vào phần ôn từ vựng trước mỗi bài nghe và khản năng đoán từ trong ngữ cảnh cũng có thể có ích cho bạn trong trường hợp này. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là bạn phải tự trao dồi vốn từ vựng cho mình.
4. Bạn không nhận ra được những từ mà bạn đã biết
Bạn có thể gặp rắc rối khi phải phân biệt các từ có những âm tiết gần giống nhau. (Ví dụ: /l/ và /r/ trong "led" và "red" hoặc "there", "their" và "they're"). bạn cũng có thể gặp vấn đề với các trọng âm của từ, của câu và việc luyến âm trong các bài nghe nhanh. Vậy nên việc rèn luyện phát âm cũng rất quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng nghe.
5. Bạn gặp khó khăn khi phải nghe nhiều giọng khác nhau
Trong quá trình luyện nghe bạn sẽ phải nghe nhiều giọng khác nhau : Anh, Mĩ, Úc, thậm chí là cả Ấn Độ va Pháp. Để rèn luyện khả năng nghe được nhiều giọng khác nhau cần khá nhiều thời gian. Bạn có thể luyện nghe qua kênh BBC hoặc xem các bộ phim không có phụ đề.
6. Bạn cảm thấy mệt mỏi
Đôi khi bộ não của bạn không thể “chịu đựng” được đến hết bài nghe. Bạn cần phải luyện cho bộ não của mình luôn tỉnh táo trong suốt quá trình nghe. Đầu tiên bạn có thể nghe những đoạn ngắn sau đó tăng dần độ dài của bài nghe lên.
7. Bạn bị ức chế tinh thần
Điều này có thể xảy ra nếu bạn bị áp lực bởi điểm nghe kém trong trường hoặc bởi các kì thi. Dù là nguyên nhân gì đi nữa thì việc bạn cần làm là lấy lại tự tin. Hãy bắt đầu từ những bài nghe dễ. Bạn cũng có thể biến những bài nghe dễ thành những bài luyện ngữ âm cho mình.
8. Bạn bị phân tâm bởi tiếng ồn xung quanh
Học cách quen với những tiếng ồn cũng là một phần trong quá trình luyện kĩ năng nghe. Đầu tiên hãy chọn những băng đĩa có chất lượng, sau đó chọn một nơi thật yên tĩnh để bắt đầu bài nghe của mình. Khi trình độ nghe của bạn đã khá hơn, hãy thử nghe những bài nghe “ồn ào” hơn ví dụ như các bài hội thọai trong các bữa tiệc chẳn hạn.
9. Bạn không thể nghe được khi không có hình ảnh trước mắt
Bạn có thể gặp khó khăn khi nghe mà không thấy hình ảnh của người nói. Việc xem qua một vài vức tranh nhỏ trong bài nghe có thể giúp bạn ít nhiều đoán được nội dung mình sắp nghe.
10. Bạn có vấn đề về thính giác
Cách tốt nhất là bạn nên ngồi gần máy nghe. Ngoài ra các biện pháp dành cho những người hay bị phân tâm bởi tiếng ồn cũng có thể giúp ích cho bạn.
11. Bạn không phân biệt được các giọng nói khác nhau
Bạn thật sự gặp rắc rối nếu như không thể phân biệt giọng nói của nhiều người trong cùng một cuộc hội thoại. Hãy tập nghe những đoạn hội thoại giữa 1 người đàn ông và 1 phụ nữ trước. Bạn cũng có thể nghe đoạn hội thoại giữa một nhóm người và thử đếm xem mỗi người nói bao nhiêu lần.
Nguồn UsingEnglish.com